Các trường hợp, quyền lợi người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động

 Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động? Đi nghĩa vụ quân sự có được tạm hoãn hợp đồng lao động? Tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động? Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động? Chủ sử dụng lao động không đồng ý việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động?

    Dưới đây là bài phân tích mới nhất về các trường hợp và quyền lợi người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác.

    Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo pháp luật lao động là việc tạm dừng thực hiện hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định vì các căn cứ do pháp luật quy định hoặc do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động sẽ ảnh hưởng đến quan hệ lao động của hai bên, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động nên Bộ luật lao động quy định rất chi tiết các trường hợp được tạm hõa hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý khi thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng

    Vấn đề thứ nhất, Về các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động

    Thứ nhất, Hợp đồng lao động được tạm hoãn khi người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ

    Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ dân quân tự vệ là nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của công dân đối với đất nước nếu đủ điều kiện tham gia. Trên thực tế độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ gần trùng khớp với độ tuổi lao động nên trường hợp người lao động đang làm việc có giấy gọi đi nhập ngũ rất phổ biến. Vì sự phổ biến đó nên vấn đề này được ghi nhận tại Bộ luật lao động 2019 để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đang trong mối quan hệ lao động phải đi thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Theo đó, đối với các đối tượng đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, dân quân tự vệ trong thời gian làm việc sẽ thuộc vào trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động mà không phải là chấm dứt hợp đồng lao động.

    Thứ hai, Hợp đồng lao động được tạm hoãn thực hiện khi người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự

    Theo pháp luật hình sự tạm giữ là trường hợp bắt người trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc bị bắt theo lệnh truy nã. Tạm giam là thời gian áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng. Như vậy đối với những trường hợp tạm giam và tạm giữ thì người lao động sẽ bị quản thúc bởi cơ quan chức năng nên không thể thực hiện quan hệ lao động với người sử dụng lao động được. Nhưng về bản chất mặc dù người lao động bị tạm giam, tạm giữ nhưng họ vẫn chưa bị kết án nên vẫn không thuộc vào các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 nên các nhà làm luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động nên xếp trường hợp này vào các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động.

    Thứ ba, Hợp đồng lao động tạm hoãn khi người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    Đây là một trong những điểm hợp lý được Bộ luật lao động 2019 bổ sung so với những văn bản cũ. Trong những trường hợp người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc là những tình huống phát sinh trên thực tế, nếu không được coi là các trường hợp được tạm hoãn thì sẽ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động. Vì đối với những đối tượng người lao động trong trường hợp này khả năng tìm được việc sau khi ra khỏi cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc rất khó nên để không ảnh hưởng đến cuộc sống đến thu nhập của người lao động thì pháp luật xem đây là trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

    Thứ tư, Hợp đồng lao động được tạm hoãn khi lao động nữ mang thai theo quy định của pháp luật

    Căn cứ theo nội dung quy định của Điều 138 Bộ luật lao động 2019 thì lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi sẽ có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Quy định này tiếp tục kế thừa tính ưu việt của những quy định trước đó, phù hợp với điều kiện lao động cụ thể của lao động nữ làm công việc hoặc ngành nghề không đảm bảo cho sự phát triển cho thai nhi cũng như quá trình làm mẹ an toàn của lao động nữ, thể hiện sự chú trọng quyền lợi của lao động nữ khi mang thai của pháp luật

    Thứ tư, Hợp đồng lao động được tạm hoãn trong trường hợp do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận.

    Về bản chất của quan hệ pháp luật lao động luôn đề cao sự thỏa thuận, ý chí tự nguyện của các bên nằm trong phạm vi của quy định pháp luật. Nên ngoài những trường hợp cụ thể pháp luật lao động cho phép được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì còn có các trường hợp khác do người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau, và sự thỏa thuận này không thuộc vào những trường hợp cấm theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được công nhận.

    Thứ năm, hợp đồng lao động tạm hoãn do người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

    Thứ sáu, hợp đồng lao động tạm hoãn do người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

    Thứ bảy, hợp đồng lao động tạm hoãn do người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;

    Vấn đề thứ hai, về quyền lợi của người lao động khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng

    Thứ nhất về tiền lương khi người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng

    Căn cứ theo quy định tại Điều 100 “Bộ luật lao động 2019” quy định về  trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc sẽ được tạm ứng tiền lương. Theo đó nếu có được sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động thì người lao động hoàn toàn có thể thực hiện quyền tam ứng lương trong thời gian nghỉ. Ngoài những trường hợp do hai bên thỏa thuận ra thì theo quy định người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tam thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên. Số tiền tạm ứng tiền lương tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn trả lại tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Mức tiền lương tạm ứng cho người lao động trong trường hợp này sẽ căn cứ vào số ngày thực tế người lao động phải nghỉ việc và tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi người lao động tạm thời nghỉ việc.

    Thứ hai, về quyền lợi được nhận lại làm việc sau khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng

    Theo quy định của pháp luật tạm hoãn hợp đồng lao động chỉ là việc tạm thời dừng lại hợp đồng lao động theo quy định. Căn cứ theo Điều 33 “Bộ luật lao động 2019” thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn hoãn hợp đồng thì người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và trách nhiệm của người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Như vậy đối với quyền lợi của người lao động khi thực hiện việc tạm hoãn hợp đồng pháp luật tạo điều kiên cho họ 15 ngày để sắp xếp thời gian quay trở lại làm việc, được người sử dụng lao động bố trí công việc đã giao kết trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

    Mục lục bài viết

    Ẩn
    • 1. Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động
    • 2. Đi nghĩa vụ quân sự có được tạm hoãn hợp đồng lao động?
    • 3. Tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động
    • 4. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động
    • 5. Chủ sử dụng lao động không đồng ý việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    1. Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động

    Căn cứ theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019” và Nghị định 05/2015/NĐ-CP, việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được quy định như sau:

    1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

    Điều 32 Bộ luật lao động quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    – Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    – Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    – Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    – Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

    – Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

    Theo đó, Điều 9 Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng quy định về trường hợp thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động khi được bổ nhiệm hoặc được cử làm người đại diện phần vốn góp của Nhà nước như sau:

    “1. Người sử dụng lao động và người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ Tập đoàn kinh tế nhà nước, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ – công ty con làm chủ sở hữu thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng;

    b) Người lao động được cấp có thẩm quyền cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

    2. Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng là thời gian người lao động được bổ nhiệm hoặc được cử làm đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước hoặc của công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con”.


    2.Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    Căn cứ theo Điều 33 Bộ luật lao động và Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao đồng được thực hiện như sau:

    – Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

    – Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    2. Đi nghĩa vụ quân sự có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

    Tóm tắt câu hỏi:

    Thưa luật sư, tôi hiện đang làm việc tại công ty TNHH buôn bán nội thất theo hợp đồng không xác định thời hạn. Tuy nhiên, tôi vừa nhận được giấy triệu tập đi nghĩa vụ quân sự của phường. Vậy tội có được thỏa thuận với công ty về việc tạm hoãn hợp đồng hay không và sau khi đi nghĩa vụ quân sự về thì liệu tôi còn được đảm bảo chỗ làm không? Xin cảm ơn luật sư.

    Luật sư tư vấn:

    Trước hết, theo quy định tại Điều 32 “Bộ luật lao động 2019” về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

    “1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận”.

    Do đó, căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp bạn đang làm việc cho công ty mà  phải thực hiện nghĩa vụ quân sự thì hợp đồng lao động của bạn sẽ được tạm hoãn thực hiện cho đến khi bạn thực hiện xong nghĩa vụ quân sự và quay trở lại làm việc tại cơ quan.

    Đồng thời, về việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:

    “1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.

    2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới”.

    Như vậy, đối với trường hợp trên, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động (là ngày bạn hoàn thành nghĩa vụ dân sự hoặc do hai bên thỏa thuận), bạn phải có mặt tại nơi làm việc và công ty phải nhận bạn trở lại làm việc. Trường hợp bạn không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì bạn phải thỏa thuận với công ty bạn về thời điểm có mặt. Ngoài ra, công ty có trách nhiệm bố trí bạn làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; nếu không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    3. Tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động

    Tóm tắt câu hỏi:

    Kính chào luật sư: Bên em là doanh nghiệp nước ngoài, hiện tại do thị trường nên ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của công ty. Bên em muốn cho người lao động tạm thời nghỉ việc khoảng 1-2 tháng. Xin hỏi bên em phải trả cho người lao động mức hỗ trợ là bao nhiêu? Theo quy định nào? Xin cảm ơn Luật sư.

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 32 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm:

    – Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    – Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    – Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    – Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của “Bộ luật lao động 2019”.

    – Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

    Với trường hợp do hai bên thoả thuận, Luật và các văn bản hướng dẫn không có quy định rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng các trường hợp tạm hoãn này chỉ cần hai bên thỏa thuận và có sự nhất trí về việc tạm hoãn, lí do tạm hoãn có thể là lí do bất kì như đi du lịch, do khó khăn…mà người lao động chấp nhận lí do đó.

    Theo quy định trên của pháp luật thì hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ được đương nhiên tạm hoãn thực hiện mà không phụ thuộc vào ý chí của người sử dụng lao động, việc tạm hoãn hợp đồng theo quy định này sẽ không bị hủy bỏ hay mất hiệu lực hợp đồng cho đến khi hết thời hạn tạm hoãn theo pháp luật quy định hoặc hết thời hạn do hai bên thỏa thuận.

    Điều 33 “Bộ luật lao động 2019” quy định:

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.” 

    Như vậy, hết thời hạn tạm hoãn thì người lao động phải quy trở lại nơi làm việc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động. Pháp luật quy định thời hạn quay lại phải trong 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn. Thời gian này phù hợp để cho người lao động có thể sắp xếp quỹ thời gian của mình, chuẩn bị cho quay lại công việc một cách tốt nhất. 

    Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định: 

    “Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Như vậy, người sử dụng lao động bắt buộc phải nhận lại người lao động trong thời hạn nêu trên. Tuy nhiên, nếu người sử dụng hợp đồng lao động không bố trí được công việc cho người lao động, thì hai bên phải thỏa thuận công việc mới và phải thay đổi hợp đồng lao động.

    Tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động: Khoản 2 Điều 100 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định:

    Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn trả lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự”.

    Như vậy trong trường hợp toạn hoãn hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động đi nghĩa vụ quân sự, người lao động được tạm ứng tiền lương tối đa không quá 01 tháng tiền lương và không phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng này.

    Ngoài trường hợp tạm hoãn do người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, “Bộ luật lao động 2019” không quy định cụ thể về tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội cho những trường hợp còn lại. Như vậy, chế độ tiền lương khi tạm hoãn hợp đồng lao động do 02 bên thỏa thuận với nhau.

    4. Các trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động

    Tóm tắt câu hỏi:

    Kính chào Công ty Luật Dương Gia. Cho em hỏi câu hỏi như sau: Em làm việc ở công ty từ năm 2010 đến nay, nay công ty thông báo cho em nghỉ (về việc tạm dừng hoạt động xí nghiệp trong thời gian chưa có đơn hàng), em là người của công ty nhưng làm việc ở xí nghiệp cũng bị tạm dừng công việc đến lúc có đơn hàng mới được đi làm trở lại. Công ty bắt buộc em phải nghỉ không lương và đóng BHXH, BHYT, BHTN là 21,5%. Trong thời điểm hiện tại em đang còn nuôi con nhỏ mới được 8 tháng tuổi. Xin Luật sư tư vấn cho em theo luật lao động như vậy có đúng không?

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 32 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    ‘1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.’

    Như vậy, nếu công ty đưa ra phương án nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động đối với người lao động trong trường hợp tạm dừng hoạt động xí nghiệp trong thời gian chưa có đơn hàng thì phải nhận được sự đồng ý của bạn. Công ty không có quyền buộc bạn phải nghỉ việc trong trường hợp này.

    Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn làm đơn tường trình gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty bạn có trụ sở để yêu cầu giải quyết. 

    5. Chủ sử dụng lao động không đồng ý việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    Tóm tắt câu hỏi:

    Tôi đang đi làm tại cơ quan nhà nước (công ty CP), tôi đã xin tạm hoãn HĐLĐ 3 lần với thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, nay sắp hết thời hạn và tôi xin tạm hoãn HĐLĐ hết năm 2017, nhưng cơ quan không đồng ý cho tạm hoãn tiếp vì thiếu lao động, và yêu cầu tôi phải có mặt đi làm từ 01/01/2017, cho tôi hỏi như vậy người sử dụng lao động giải quyết có đúng luật không.? Xin trân trọng cảm ơn. !?

    Luật sư tư vấn:

    Tại Điều 32 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:

    Điều 32. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.

    2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

    3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

    4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.

    Tại Điều 33 “Bộ luật lao động 2019” có quy định như sau:

    Điều 33. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

    Tại Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP có quy định về việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao độngnhư sau:

    Điều 10. Nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động 

    Việc nhận lại người lao động khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động theo Điều 33 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 

    1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc. Trường hợp người lao động không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt. 


    2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí người lao động làm công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết; trường hợp không bố trí được công việc trong hợp đồng lao động đã giao kết thì hai bên thỏa thuận công việc mới và thực hiện sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã giao kết hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

    Theo thông tin bạn trình bày bạn đang đi làm tại cơ quan nhà nước, bạn đã xin tạm hoãn Hợp đồng lao động ba lần với thời gian từ 06 tháng đến 1 năm, nay sắp hết thời hạn và bạn xin tạm hoãn Hợp đồng lao động hết năm 2017, nhưng cơ quan không đồng ý cho tạm hoãn tiếp vì thiếu lao động, và yêu cầu bạn phải có mặt đi làm từ 01/01/2017. Không rõ những lần trước bạn tạm hoãn hợp đồng là thuộc trường hợp nào theo quy định tại Điều 32 “Bộ luật lao động 2019”, nếu trước đó bạn xin tạm hoãn hợp đồng là do sự thỏa thuận giữa bạn và công ty, nay bạn xin tạm hoãn hết năm 2017 và công ty không đồng ý, công ty yêu cầu bạn đi làm sau khi hết thời gian tạm hoãn ( bắt đầu từ ngày 01/01/2017) là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật. Tại Điều 33 “Bộ luật lao động 2019” và Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, bạn phải có mặt tại nơi làm việc, nếu không thể có mặt tại nơi làm việc theo đúng thời hạn quy định thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt. 

    Tags:

    #buttons=(Ok, Go it!) #days=(20)

    Ok, Go it!